Thursday, Nov 21, 2024
tìm kiếm bài viết

(LỊCH SỬ) LIÊN MINH ĐỒNG HỒ SSIH

*LÊ HOÀNG THẠCH*

Ở bài viết trước, tôi đã đề cập đến ASUAG, liên minh đồng hồ lớn nhất thuỵ sĩ ra đời vào thời đại khủng hoảng kinh tế thập niên 1930, trong bài viết này, tôi sẽ đề cập đến một liên minh khác cũng thành lập trong thời gian này, có tên là SSIH , cũng với mục đích là liên minh với nhau để sống sót và chống lại suy thoái kinh tế. Đây là một liên minh lớn, một đối thủ của ASUAG và cuối cùng lại được sát nhập với nhau để tạo thành tập đoàn đồng hồ lớn nhất thế giới – swatch ngày nay.

BỐI CẢNH RA ĐỜI VÀ LỊCH SỬ

Cũng tương tự như ASUAG, bối cảnh ra đời của SSIH là ngay đúng thời điểm diễn ra đại suy thoái, khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ mĩ, sản lượng đồng hồ xuất khẩu cũng như giá thành của thuỵ sĩ đã sụt giảm trầm trọng, để cứu vãn tình hình, các công ti đồng hồ đã phải liên minh với nhau, kèm theo sự hỗ trợ của giới tư bản tài chính để có thể tạo ra các quy định chung nhất về giá bán, xuất khẩu…vv…vv .

Vào ngày 24-2-1930, tại geneva, hai ông lớn trong phân khúc đồng hồ hạng sang và hạng trung là omega và tissot bắt tay với nhau, hình thành nên một liên minh chế tạo đồng hồ của các hãng nói tiếng pháp ( ASUAG là liên minh nói tiếng đức) , dưới cái tên : société suisse pour l’industrie horlogére SA – viết tắt là SSIH. Sự hợp nhất này được hình thành dựa trên sáng kiến của paul tissot .. (Sự hợp tác giữa omega và tissot bắt đầu từ năm 1925 khi một hợp tác thương mại được kí kết với gustave brandt – giám đốc omega đương thời. ) 2 năm sau, liên minh này thu nạp thêm một thành viên khác chuyên sản xuất máy móc linh kiện đồng hồ, có tên là lemania-lugrin SA. Nhờ sự hợp tác này, hãng omega đã nhanh chóng tích hợp các cỗ máy của lemania vào đồng hồ của mình dành cho các đồng hồ bấm giờ olympic 1932 diễn ra tại los angeles , và cũng chính lemania đã hợp tác đưa cỗ máy chronograph vào chiếc speed master lừng danh. ( thằng này hiện nay thuộc breguet)

Hoạt động sản xuất được phân tầng rất cụ thể, omega sản xuất đồng hồ hạng sang, còn tissot sản xuất đồng hồ hạng trung, các thành phần cơ khí, máy chuyên dụng giao phó cho lemania. Thời điểm từ năm 1945-1975 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của liên minh. Tại le locle, các cơ sở của tissot ăn nên làm ra, tiền và bổng lộc trao cho nhân viên rất hậu hĩ , nhiều người khi về hưu vẫn rất tự hào khi được làm việc ở đây, công ti cũng là nhà tuyển dụng rất lớn tại vùng này. Riêng với nhãn hàng omega, các phân khúc được trải dài và phổ biến trên thị trường, trở thành con gà đẻ trứng vàng cho SSIH, trên thị trường chỉ có duy nhất đế chế rolex mới đủ sức cạnh tranh với nhãn hiệu omega kể cả về độ nhận diện lẫn sự phổ biến ( kể cả cho tới ngày nay) . Trong nhiều năm tiếp theo cho tới 1975, SSIH tiếp tục mở rộng và kết nạp thêm các thành viên khác nhau, bao gồm :

  • Marc favre (1955)
  • Eigerldinger kèm theo công ti (1957)
  • Rayville, blancpain và cortebert ( 1961) ( omega tiếp quản nhà máy của cortebert vào năm 1962)
  • Langendorf watch co / lanco (1965)
  • Hamilton (1974) bao gồm trong đó là buren

SUY THOÁI VÀ SÁT NHẬP VỚI ASUAG

Trải qua vài thập kỉ tăng trưởng, cho tới thập niên 1970-1980, cuộc khủng hoảng thạch anh đã tác động không nhỏ tới nền công nghiệp sản xuất đồng hồ cơ khí, trong đó có SSIH. Sản lượng tiêu thụ đồng hồ giảm kinh hoàng, gây ra khủng hoảng tiền tệ ngay trong nội bộ công ti trong khoảng từ 1975-1980. Các ngân hàng đã phải vào cuộc để trợ cấp nhưng vẫn thất bại ( năm 1981), vào năm 1977, các nhà máy của tissot tại neuchatel và la chaux de fonds bị đóng cửa, tới năm 1983 thì gần như đến ngưỡng cửa sụp đổ hoàn toàn, năm 1984, omega cũng phải rời bỏ các chi nhánh kiểm soát nhỏ tại các công ti đồng hồ khác ví du tại cortebert, bỏ lại 105 nhân công. Hãng đồng hồ seiko đã đề xuất mua lại omega, nhưng cuộc đàm phán đổ bể và nguy cơ khai tử nhãn hiệu omega đã được tính đến.

Năm 1983, dưới đề xuất của nicola hayek, cùng sự vào cuộc lần cuối cùng của giới tư bản tài chính, SSIH đã chính thức được sát nhập với đối thủ lớn nhất trong nội địa là ASUAG, với cái tên liên danh là ASUAG – SSIH đây là liên mình đồng hồ vĩ đại nhất và lớn nhất trong lịch sử để chống lại sự bành trướng của đế chế đồng hồ nhật bản, việc tái cơ cấu, chọn lọc, xoá bỏ, hợp nhất diễn ra với tốc độ khẩn trương. Omega đã suýt bị khi tử, rồi cuối cùng lại được giữ lại trong một nỗ lực thần kì. Năm 1985, đổi tên liên minh thành SMH , và cuối cùng là Swatch vào năm 1998.

Về số phận của lemania – một trong 3 trụ cột chính nhà SSIH, vào 1981 nó được tách ra và đổi tên thành nouvelle lamania, tới 1992 thì nằm dưới quyền của hãng breguet, và vào năm 1999, swatch mua lại breguet và cả bộ phận lemania. Dù là một trong số các nhãn hàng chuyên sản xuất movement nhưng lemania lại nằm bên trong breguet chứ ko bị nhập vào eta.

Như vậy, sau khi tái cơ cấu và cho đến nay, hầu hết các nhãn hiệu trong SSIH đều bị khai tử hoặc tách ra, còn lại đúng 4 nhãn hiệu , đại diện cho phân khúc còn tồn tại tới ngày hôm nay theo phân hạng cao xuống thấp là : blancpain, omega, tissot và hamilton.

Cảm ơn watchvietnam.vn đã thực hiện nội dung bài viết.

Chăm Sóc Khách Hàng / Hỗ Trợ Bảo Hành
0973187222

0973187222
Khách Hàng Vip Order
0936 678 158

0936 678 158
Nhận tin khuyến mãi
Liên hệ với chúng tôi
sdfdsfds
0936 678 158