Tại Việt Nam, dòng Omega Constellation – hay còn nói ngắn gọn là công – tê là một loại đồng hồ rất được ưa chuộng, đặc biệt là những chiếc đồng hồ xưa vintage. Những chiếc công tê bát quái có thể nói là một loại đỉnh cao về máy móc, kiểu dáng và sự sang trọng trong giới chơi đồng hồ cổ. Giá của chúng không hề rẻ và luôn được các tay chơi săn lùng. Dòng đồng hồ này vẫn còn tồn tại đến ngày nay, tuy nhiên, tại việt nam, hầu hết các kiến thức về nó lại chỉ tập trung vào góc độ sửa chữa và kĩ thuật cơ khí chuyên môn, liên quan nhiều đến máy móc, mặt số, núm, dây đeo – tóm lại là sự nguyên bản chứ có rất ít thông tin khảo cứu về lịch sử hình thành, triết lí thiết kế, tên gọi , ý nghĩa của đài thiên văn và các chòm sao, tiền thân của nó là gì…vv..vv các vấn đề chuyên sâu về lịch sử này thậm chí nhiều người chơi kì cựu cũng chưa chắc đã tỏ tường, vậy hôm nay, thạch xin mạn phép đem hệ thống bài dịch về dòng sản phẩm này đến tay các anh em, như một món quà gửi tặng giới chơi đồng hồ omega việt nam. Bài dịch chia làm nhiều phần, có thể có các thông tin trùng lặp do nó lấy từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng cơ bản ko có vấn đề gì cả. Thân mời anh em thưởng lãm.
TIỀN THÂN CỦA OMEGA CONSTELLATION
Dòng đồng hồ omega constellation, có tiền thân là một chiếc đồng hồ có tên là Centenary, đây là một chiếc đồng hồ chronometer, sản xuất giới hạn và phát hành vào năm 1948 để kỉ niệm sinh nhật lần thứ 100 của hãng omega, chỉ có duy nhất 6000 chiếc được sản xuất. Chiếc đồng hồ này có mặt và vỏ làm từ vàng khối 18k, đặt trong một chiếc hộp bằng bạc sterling ( hay còn gọi là bạc 925). Cỗ máy bên trong được chia ra như sau : 2000 chiếc mặt số 33mm ( ref 2499 chay máy calibre 28.10) và 4000 chiếc mặt số 35,5 mm ( ref.2500 chạy máy calibre 30.10). Lug thiết kế rất đẹp, kim theo phong cách dauphine, nó khác với constelltion nhưng chắc chắn bạn không thể bác bỏ được sự tương đồng giữa 2 dòng sản phẩm này.
Những chiếc centenary bán rất chạy, chủ yếu là ở thị trường mĩ – có khoảng 1/3 số đồng hồ này đã xuất sang mĩ do ở châu âu vừa trải qua thế chiến, các thị trường lớn như anh, pháp đức ý bị tàn phá chờ thời gian phục hồi. và do nhu cầu quá cao từ thị trường cho sản phẩm này, nên omega đã quyết định tạo ra một chiếc đồng hồ mới, sản xuất theo các tiêu chuẩn và thiết kế tương tự như centenary.
SỰ RA ĐỜI CỦA CONSTELLATION
Chiếc omega constellation được phát hành lần đầu tiên vào năm 1952, cái tên CONSTELLATION – được đặt dựa theo tên của các máy bay phản lực constellation, của hãng chế tạo vũ khí lockheed martin nước mĩ, sử dụng trong thế chiến lần thứ 2. Bán ra với 3 bản thép, vàng thường, vàng hồng kèm theo 3 phân tầng của kĩ năng hoàn thiện là : standard , deluxe và grand luxe – có nghĩa là ” tiêu chuẩn” – ” sang trọng ” và ” đặc biệt sang trọng “. Constellation là định danh của dòng sản phẩm bom tấn của omega ngay từ đầu, ở phần mặt sau, được khắc hình đài thiên văn với 8 vì sao. Đây chính là một biểu tượng dành cho lời cam kết chất lượng cỗ máy đỉnh cao của omega chronometer về một kĩ năng chế tác xuất sắc trong giới các nhà chế tạo đồng hồ. Hình khắc đài thiên văn, chính là biểu tượng của các cơ sở chứng nhận cho dòng chữ ” chronometer ” thời xưa ( tôi đã đề cập đến trong bài viết chronometer) khi chưa có COSC, còn 8 vì sao, đại diện cho 8 hồ sơ kiểm tra tính chính xác mà omega đã xuất sắc vượt qua vào năm 1931 tại các đài thiên văn.
Đồng hồ ban đầu sử dụng cỗ máy tự động caliber 35X “bumper” ( từ này có nghĩa là hãm xung, do khi bánh lắc lên cót quay hết vòng va chạm với phần khác thì nó tạo ra chấn động cảm nhận rất rõ trên cổ tay người đeo nên người ta đặt cho nó cái biệt danh này) , đến năm 1955, người ta thay thế cỗ máy calibre 50x series với bánh đà lên cót đầy đủ. Để xứng với cái danh đỉnh cao về độ chính xác, các cỗ máy bên trong liên tục được omega nâng cấp qua mỗi thập kỉ, là một trong những chiếc đồng hồ đầu tiên áp dụng những cỗ máy mới nhất của omega, tuy nhiên về mặt ngoại hình, chúng gần như được giữ nguyên qua gần 20 năm.
Năm 1956 tại hoa kì diễn ra vụ tranh chấp nhãn hiệu của omega với cái tên ” constellation “, sau đó một vài chiếc bán ra chỉ có ngôi sao chứ không có dòng chữ constellation, và cuối cùng, omega đã thay vào chữ ” globemasters” và bán ra ở thị trường mĩ. ( bản thân dòng chữ constellation cũng lấy của mĩ nên có lẽ omega đã thua trong vụ tranh chấp này)
Về người đã thiết kế ra omega constellation, thì bản đầu tiên là do hãng omega, còn một số bản khác, được ghi nhận đóng góp của thiên tài thiết kế đồng hồ gerald genta ( thiết kế ra royal oak và nautilus). Năm 2009, trong một cuộc phỏng vấn, ông có thừa nhận rằng ” omega không phải là khách hàng trực tiếp ( thuê) của tôi. Tôi tham gia hỗ trợ cho các công ti con phân phối omega, và thông qua đó tôi trực tiếp tham gia vào việc tạo ra các phiên bản seamaster hoặc constellation, ví dụ như thiết kế vỏ cho một mẫu, hoặc thiết kế ra mặt số hoặc dây đeo cho người khác, hiện nay, ngay cả đến chính omega cũng không hề biết tất cả những gì mà tôi đã làm được cho họ , cơ mà chẳng vấn đề gì cả! “.Bản thân genta là một người vĩ đại, ông quá giỏi và có quá nhiều việc để làm chứ không có thời gian để ý chuyện vặt vãnh đó, nhưng có lẽ tôi vẫn tin rằng nếu biết được genta trực tiếp tham gia vào quá trình thiết kế, thì hẳn họ sẽ rất vui mừng.
Có một lần, desmond guìloyle, admin của một chuyên trang sưu tầm dòng constellation đã trực tiếp nói chuyện với vợ của genta, bà đã khẳng định rõ ràng chồng của bà đã thiết kế ra ít nhất 2 mẫu dòng này, có tên là : ref.168,005 và ref.168,009 C-shape. Đối với nhiều tay chơi thì mẫu ref.168,005 rất được chuộng. ( có thể còn nhiều dòng khác nhưng đến nay không còn tài liệu để khảo cứu)
TỪ THẬP NIÊN 1960 ĐẾN KHỦNG HOẢNG THẠCH ANH
Sau những năm 1960, ref. 168,009 được phát hành với một thiết kế mới cho constellation, bao gồm cả dòng intergral với dây kim loại kèm theo, bộ vỏ hình chữ nhật. Đây cũng là thời kì bắt đầu có dấu hiệu của một cuộc đại khủng hoảng – ở nơi mà omega đã phải đấu tranh cho lòng tự tin của chính mình, ở một thời đại mà người ta đã sẵn sàng gạt bỏ đi giá trị cơ khí truyền thống để tiến tới những thứ thuận tiện hơn. Và đây cũng chính lúc constellation bắt đầu trượt dài khỏi giá trị của mình bám víu lấy những thứ khác thường.
Chiếc ref. 168,0044 là một trong những mẫu constellation cơ khí cuối cùng trước khi bị tụt hạng, và bị bỏ lại ngăn sau, dành chỗ cho đồng hồ thach anh mới hơn trong các cửa hàng. Mặc dù có các thay đổi về mặt thiết kế, thì constellation vẫn là nơi áp dụng cho các cỗ máy chính xác cao cấp của của hãng omega. Vào năm 1970, một chiếc constellation đã trở thành chiếc đồng hồ chính xác nhất thế giới có tên là Megaquartz f2,4 mhz. Ra mắt tại triển lãm basel 1970, đây là chiếc constellation đầu tiên sỡ hữu cỗ máy thạch anh, 4 năm sau khi phát hành, nó được omega tiếp tục trang bị các biến thể caliber 1500 series. Các caliber 1510 và 1516 vẫn là cỗ máy đồng hồ đeo tay chính xác nhất từng được sản xuất, với 63 ngày thử nghiệm, biến động trung bình không quá 2000 ths/ giây mỗi ngày. dòng đồng hồ omega constellation megaquartz vẫn là chiếc đồng hồ đay tay duy nhất từng được trao tặng danh hiệu marine chronometer
Sự thay đổi lớn tiếp theo của constellation diễn ra vào năm 1982, với sự ra mắt của sản phẩm manhattan với nhiều điểm nổi bật trong thiết kế được giới thiệu ra công chúng và vẫn còn tồn tại đến ngày nay : dây kim loại đi kèm, chữ số la mã trên bezel, bốn ” vuốt ” ở phần trên của bộ vỏ mahatan được giới thiệu với cỗ máy thạch anh calibre 1422 và không lâu sau đó, các cỗ máy tự động caliber 1111 được sử dụng.
Năm 1985, sau một thời gian dài thua lỗ, 2 tập đoàn lớn nhất thuỵ sĩ là ASUAG và SSIH ( omega ở trong ssih) hợp nhất với nhau, ban đầu omega được kí quyết định khai tử, nhưng cuối cùng lại được tái cơ cấu, các dòng sản phẩm của omega thời này khá lộn xộn và thiếu định hướng cho đến đầu những năm 1990 về sau.
TỪ THẬP NIÊN 1990 ĐẾN NAY
Năm 1995 , các dòng omega constellation tiếp tục được cải tiến theo kiểu dáng manhattan, các cỗ máy bên trong được nâng cấp, tuy nhiên các cỗ máy thạch anh đã không còn được gán chứng nhận chronometer. Thập kỉ tiếp theo, dòng constellation eagle ra đời vào 2003, vẫn lấy từ thiết kế của manhattan.
Dòng globemaster, xét về kĩ thuật thì nó vẫn là một phần trong đại gia đình constellation, và tới 2015, thì nó được tái xuất hiện với 2 chứng nhận METAS và master chronometer, đem lại hi vọng cho các fan hâm mộ của dòng constellation về sự quay lại của thiết kế kinh điển của dòng này .
Có một điều trung thực là có rất nhiều người không hề thích thiết kế của dòng manhattan, nó đến nay đã cũ và nếu so với dòng deville thì thật sự khiến cho nhiều người thất vọng – de ville vẫn là một lựa chọn hoàn hảo cho những người kiếm tìm phong cách truyền thống, các dòng seamaster đến nay đã nhanh chóng tiến hoá thành các sản phẩm đậm chất thể thao, còn speed master thì đơn giản nó là loại quá kinh điển không thể thay đổi.
Việc omega từ chối thay đổi thiết kế manhattan, đơn giản đến từ sự phổ biến của kiểu dáng này tại thị trường trung quốc và các thị trường khác ở á châu. Khi người trung quốc thích một cái gì đó, bạn đưa cho họ cái họ muốn và họ sẽ chìa ra cho bạn một nắm tiền, chúng ta không thể đổ lỗi cho omega, những chúng ta có quyền thất vọng về những gì mà omega đã làm cho dòng constellation trong những năm qua. Những gì sẽ diễn ra trong những năm tiếp theo? Có chúa mới biết được. Nhưng chúng ta hoàn toàn có quyền hi vọng một sự thay đổi tuyệt vời hơn nữa đến từ omega cho dòng sản phẩm bom tấn một thời này.
cảm ơn watchvietnam.vn đã thực hiện nội dung bài viết